SOCIAL CONTENT MÙA COVID: CƠ HỘI GIA TĂNG HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU CHO NHÃN HÀNG BIẾT NẮM BẮT

Khi dịch Covid đột nhiên quay lại, dễ dàng thấy phân khúc sản phẩm của các nhãn hàng bị chia làm 2 nhóm: 01 là những ngành hàng thiết yếu mùa dịch, 02 là các sản phẩm bị xếp sau danh sách ưu tiên. Cán cân cơ hội liệu có đang bị lệch về phía nhóm 01? Vai trò của Social Content sẽ giúp cân bằng lại cán cân truyền thông này như thế nào?

Các nhãn hàng đã “biến nguy thành cơ” như thế nào? 

Vốn có được lợi thế từ những ngày đầu Covid-19 bùng phát, nhóm ngành hàng thiết yếu mùa dịch đã gặt hái thành công từ các chiến dịch quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội. Đó cũng là bước đà để nhãn hàng ứng phó nhanh chóng khi làn sóng Covid thứ hai xuất hiện: Các kênh truyền thông của nhiều nhãn hàng lập tức lan tỏa thông điệp cổ vũ tinh thần lạc quan, nhắc nhở mọi người nghiêm túc thực hiện biện pháp phòng dịch.

Lifebuoy là một trong những nhãn hàng có phản ứng mạnh mẽ nhất qua cả hai làn sóng Covid. Sau thành công của chiến dịch "100 trạm rửa tay dã chiến - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", thông điệp “Lạc quan thì được, chủ quan thì đừng” khuyến khích mọi người tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch cũng nhận được lượng lớn tương tác từ cộng đồng. 

Trong thời điểm đó, nhà thuốc Pharmacity đăng tải khung ảnh đại diện “Chung tay đẩy lùi Covid-19”, thông qua đó kêu gọi cộng đồng đoàn kết cùng chống giặc “Cô vy”. Hoạt động của nhà thuốc cũng ghi nhận sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng mạng và người tiêu dùng. 

Chiến dịch Social Content hiệu quả và đúng thời điểm của Lifebuoy và Pharmacity.

Dù được xếp vào nhóm ưu tiên mua sắm trong mùa dịch, các nhãn hàng vẫn tích cực hoạt động trên mạng xã hội, khéo léo lồng ghép sản phẩm vào thông điệp truyền thông. Thấu hiểu hành vi và đánh trúng insight người dùng, các nhãn hàng đã thành công trong việc mang sản phẩm đến gần hơn với cộng đồng. 

Trong khi nhóm sản phẩm thiết yếu tiếp tục sôi nổi với các bài đăng chủ đề Covid, thì nhóm ngành hàng mất đi ưu thế trong mùa dịch có phản ứng như thế nào? Thực tế, vào đợt dịch Covid đầu tiên, không khó để điểm tên những chiến dịch ấn tượng đến từ nhóm này: “Vẽ lên tự hào Việt Nam” - Biti’s Hunter, “Lạc quan Việt Nam ơi” - Cosy, “Ở nhà có sao” - Sunsilk và Clear,... Nhờ sự chuẩn bị từ trước, đợt Covid thứ hai không gây quá nhiều khó khăn cho các nhãn hàng. 

Tiếp nối thành công ngoài mong đợi của đợt 1, chiến dịch “Bảo vệ bác sĩ 24h” của VitaDairy nhận được gấp 3 lần lượng bài đăng chia sẻ trên mạng xã hội. Kết hợp cùng VTV Digital, chiến dịch đợt 2 đã gia tăng lòng tin của cộng đồng và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ hơn lần phát động đầu tiên.

Trong khi đó, Grab mang đến thử thách chụp ảnh với chủ đề “Lạc quan trong an toàn”, khuyến khích cộng đồng chia sẻ những khoảnh khắc tử tế, tích cực trong cuộc sống. Grab cũng triển khai hoạt động hỗ trợ ý nghĩa cho Đối tác và Cộng đồng, chung tay cùng cả nước chống dịch. 

Nắm bắt điều người dùng quan tâm để đưa ra chiến dịch Social Content phù hợp là rất quan trọng

Một điểm chung của các chiến dịch truyền thông kể trên là cùng chứa từ khóa “lạc quan”, nhưng điểm khác biệt nằm ở cách nhãn hàng thể hiện điều đó. Nếu như Lifebuoy và Grab cùng nhắc nhở cộng đồng lạc quan phòng dịch nhưng vẫn đề cao cảnh giác, thì VitaDairy và Pharmacity thúc đẩy người tiêu dùng thực hiện hành động cụ thể. 

Hiệu quả của chiến dịch marketing không chỉ được thể hiện qua doanh số bán hàng, mà còn nằm ở các chỉ số tương tác (engagement) trên các kênh truyền thông và Covid-19 đã chứng minh điều đó. Một bài đăng đúng thông điệp - kịp thời điểm cũng có thể giúp các nhãn hàng ghi điểm trong lòng người tiêu dùng. 

Social Content - chìa khoá mở ra cơ hội dành cho những ai biết nắm bắt. 

Cơ hội gia tăng hình ảnh thương hiệu trên social media vẫn rộng mở cho những ai linh hoạt và biết nắm bắt. Nhưng làm thế nào để giữ cho tiếng nói thương hiệu không bị chìm lấp giữa lượng thông tin dồn dập và quá tải? 

Chìa khoá nằm ở Content - yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Content còn là tiếng nói khẳng định suy nghĩ và tính cách của thương hiệu. Đặc biệt, khi cuộc chiến chống Covid-19 chưa đến hồi kết, thì social content càng thể hiện vai trò của nó trong việc giữ cho thương hiệu không bị mất kết nối với khách hàng. 

Một vài gợi ý hữu ích cho chiến lược social content mùa Covid có thể tóm tắt như sau:

  • Lan tỏa thông điệp tích cực, thể hiện sự quan tâm đến người tiêu dùng và trách nhiệm với cộng đồng.
  • Kết nối giá trị sản phẩm, dịch vụ với những mối quan tâm của người tiêu dùng như vệ sinh phòng dịch, lối sống lành mạnh để tăng khả năng gắn bó với khách hàng.
  • Cập nhật tin tức chính xác, nhanh chóng nhằm thu hút khách hàng và tăng độ tin cậy cho thương hiệu. 
  • Cân nhắc sử dụng các phương thức tổ chức thử thách, cuộc thi, minigame, livestream,... để tăng cường hiệu quả cho chiến dịch. 

Tạm kết

Cơ hội không chỉ gói gọn trong biểu đồ doanh thu. Thay vì đứng im chịu trận khi phải tạm ngưng hoạt động hay sụt giảm doanh thu, nhãn hàng hãy chủ động tìm những cánh cửa khác cho mình. Một chiến lược social content “đúng người, đúng thời điểm, đúng thông điệp” sẽ là chìa khóa vàng giúp nhãn hàng nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với người tiêu dùng. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tiếp cận đúng đối tượng, hiểu đúng hành vi và tâm lý khách hàng? Làm thế nào để thiết kế một thông điệp chạm đến đối tượng khách hàng đó? 

Liên hệ Ureka Media để được tư vấn chiến lược phát triển nội dung truyền thông hiệu quả và phù hợp dành cho nhãn hàng.

 

Trang Ngọc Yến

Ureka Social Content Team

Email: info@urekamedia.com

Phone: +84 (0) 28 374 470 41

Hotline: 1900 588 888

We've updated our Privacy & Cookie Policies. Cookies are necessary for us to deliver our services. By using our services, you agree to our use of cookies. Agree
Loading...